Trần Hoàng Blog

Việt Nam Đang Hy Vọng rằng

Posted by hoangtran204 trên 29/12/2008

Giải pháp Kích thích Có thể

Vực dậy nền Kinh tế

Kế hoạch này Đã làm Sống lại Cuộc tranh luận về Vai trò và những Đòi hỏi của các Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ.

JAMES HOOWAY

The Wall Stret Journal

Ngày 29-12-2008

Các nhà lãnh đạo Cộng sản của Việt Nam [đang đặt lòng tin] vào một chương trình kích thích trị giá 6 tỉ đô la nhằm bơm [một ít sức mạnh] vào nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của đất nước này và giúp các nhà xuất khẩu tư nhân thoát khỏi tình cảnh trì trệ trên toàn cầu.

Thế nhưng kế hoạch kinh tế, được loan báo vào tháng này, cũng đang làm sống lại cuộc tranh luận sôi nổi về sự lệ thuộc của chính thể Hà Nội vào [các tập đoàn kinh tế to lớn do nhà nước điều hành], nơi mà các nhà phê bình cho rằng đang đòi hỏi một phần chia sẻ [vượt quá khuôn khổ] các nguồn tài chính của Việt Nam.

Các chi tiết đầy đủ về khoản kích thích cả gói của Việt Nam được mong đợi sẽ công bố vào thứ Tư. Trong số những vấn đề khác, chính phủ đã phát đi dấu hiệu về các kế hoạch đưa ra mức giảm thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ để giúp họ đương đầu với tình trạng tăng trưởng được dự đoán là sẽ chậm lại. Chính phủ đã dự kiến tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam sẽ là 6,2% – giảm từ mức 8,5% năm ngoái và là tỉ lệ tăng trưởng chậm nhất trong chín năm qua. Họ nhắm giữ mức tăng trưởng trên 6% năm 2009.

Một số doanh nghiệp nhà nước – đóng góp khoảng 40% GDP của Việt Nam – cũng muốn một khoản phân phát tài chính từ chính phủ. Tại một cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng này, các thành viên hội đồng quản trị của các tập đoàn nhà nước [đã xin được giúp đỡ], làm dấy lên những mối quan ngại rằng các doanh nghiệp lớn đang toan tính sử dụng cuộc khủng hoảng kinh tế để siết chặt ách kìm kẹp của họ đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Vận tải Biển Việt Nam, là một ví dụ, đã báo cáo với thủ tướng là họ cần thêm [tiền vốn] và đề nghị chính phủ nới rộng thời hạn cuối cho những [khoản chi trả trể hạn] cho nhà cung cấp chính của mình là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Mạng lưới đường sắt do chính phủ quản lý cũng đề nghị có thêm thời gian cho những khoản nợ phải trả, trong khi Tập đoàn Thép Việt Nam đề nghị có thêm tiền và [được tự do] trong việc ấn định giá bán thép, bất chấp một tình trạng sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ. “Chúng tôi đề nghị chính phủ cấp thêm cho chúng tôi vốn để xây dựng các nhà máy lớn hơn,” ông Đậu Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn thép đã nói trong cuộc họp, theo truyền thông trong nước cho biết.

Một số nhà kinh tế trong nước đã phản ứng trước những đòi hỏi của các tập đoàn này với thái độ chống đối hiếm thấy trong một đất nước Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ.

[“Các tập đoàn nhà nước là lỗ hổng, là sự thất bại, là điểm yếu nhất trong nền kinh tế của chúng ta,”] đó là nhận xét của ông Nguyễn Quang A, viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển, một nhóm các chuyên gia cố vấn kinh tế ở Hà Nội. “Chính phủ cần phải nhận thức rõ rằng các tập đoàn này làm cho nền kinh tế Việt Nam kém hiệu quả. Với việc ngồi lại và có một cuộc họp với họ, là chứng tỏ rằng chính phủ vẫn đặt họ vào một vị trí cao.”

Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đã lao vào một cuộc chi tiêu ồ ạt và đa dạng trong những năm qua khi mà nền kinh tế từng đóng cửa đã chuyển sang bùng phát mạnh mẽ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hay còn gọi là PetroVietnam, đã bắt đầu xây dựng một khách sạn năm sao tại Hà Nội, trong khi một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất bắt đầu sản xuất bia, khi các nhóm này tìm cách bành trướng ảnh hưởng của mình trong nền kinh tế trước khi [Việt Nam] mở cửa hơn nữa cho các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc theo sau việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam năm 2007.

Một số doanh nghiệp nhà nước đã mở các ngân hàng riêng của mình để cung cấp tài chính cho các kế hoạch phát triển của họ và đã sử dụng [tiền thu được từ việc bán công-trái được chính phủ bảo đảm] để xây thành đắp lũy cố thủ cho mình trong những gì thường được được coi là tình trạng độc quyền.

Song các nhà phê bình tin chắc rằng sự ủng hộ của chính phủ cho những tập đoàn này đã bóp nghẹt các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ hơn và [làm ăn hiệu quả hơn], và đã kêu gọi ông Dũng hãy giảm bớt tốc độ hỗ trợ khu vực nhà nước này.

Thủ tướng đang có những biện pháp trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn — nơi cung cấp nhiều hàng dệt may của Việt Nam, với lượng hàng hóa xuất khẩu được sản xuất ra lớn nhất nước – [đang cố gắng chống chỏi] tình trạng suy sụp của nền kinh tế. Ông đã trưng ra những kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp ở mức 30% cho các doanh nghiệp nhỏ hơn này trong quý cuối của năm 2008 và cho toàn bộ năm 2009, trong một nghị quyết của chính phủ được đưa ra đầu tháng này.

Chính phủ cũng đã cho biết sẽ cắt giảm một số biểu thuế nhập khẩu và cho phép một số công ty hoãn nộp thuế trong chín tháng đầu năm 2009, [thêm vào đó chính phủ đang hoàn trả lại khoản tiền thuế] giá trị gia tăng của năm nay cho tất cả nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Nội đã có những giải pháp khác nữa để giúp cho các nhà xuất khẩu bằng cách cắt giảm lãi suất ngân hàng năm lần kể từ tháng Mười và cho phép đồng tiền Việt Nam giảm giá đều đặn so với đô la để hàng sản xuất tại Việt Nam cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Hối suất chính thức đã tuột xuống một mức thấp kỷ lục vào hôm thứ Sáu khi 17.495 đồng ăn một đô la và giảm 9% giá trị cho tới lúc này của năm.

Các giới chức [ngân hàng] trung ương trước đây cho biết họ dự định để tiền đồng được định giá thấp dần nhằm giúp Việt Nam vốn phụ thuộc vào xuất khẩu sống sót qua cơn suy thoái toàn cầu và tránh được tình trạng thất nghiệp. [Các hợp đồng tương lai về tiền bạc chỉ ra rằng tiền đồng đang được trông đợi giảm xuống] khoảng 19.000 đến 20.000 đồng ăn một đô la vào thời điểm này của năm sau.

Nếu như ông Dũng xoay xở để chống lại những lời đề nghị từ các doanh nghiệp nhà nước lớn đang mong đợi một miếng to hơn trong chương trình kích cầu, thì theo các nhà kinh tế, Việt Nam có thể nổi lên từ cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu thành một quốc gia mạnh hơn. Thế nhưng thủ tướng phải đối mặt với sức chống cự bên trong [hệ thống chỉ huy] của Đảng Cộng sản, nơi mà một số quan chức bảo thủ coi một vai trò lớn của các tập đoàn nhà nước như là biện pháp để duy trì sự kiểm soát của đảng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp nhà nước là những ông chủ lớn và [tình trạng cho nghĩ việc trên quy mô lớn] có thể làm [yếu đi sức tiêu xài] trong nền kinh tế tiêu thụ mới ra ràng của Việt Nam.

“Vẫn còn có một nguy cơ rất thực rằng chính phủ, trong những thời điểm của cuộc khủng hoảng, sẽ quay lại cậy nhờ vào cơ chế nhà nước,” theo nhận xét của một kinh tế gia đang làm việc trong nhóm tư vấn chính sách của chính phủ.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

DECEMBER 29, 2008

Vietnam Hopes Stimulus Can Lift Economy

Plan Revives Debate on Role and Demands of State-Run Firms

By JAMES HOOKWAY

Vietnam’s Communist leaders are counting on a $6 billion stimulus program to inject some zip into the country’s slowing economy and help its privately owned exporters survive the global slump.

But the economic plan, announced this month, is also reviving a hot debate about Hanoi’s dependence on its huge, state-run conglomerates, which critics say are demanding an outsized share of Vietnam’s financial resources.

Full details of Vietnam’s stimulus package are expected to be announced by Wednesday. Among other things, the government has signalled plans to offer tax breaks to the country’s smaller, privately owned businesses to help them cope with expected slower growth. The government projects Vietnam’s gross domestic product to expand 6.2% in 2008 — down from 8.5% last year and the slowest growth rate in nine years. It aims to keep growth above 6% in 2009.

Some state-owned enterprises — which contribute about 40% of Vietnam’s GDP — also want a financial handout from the government. At a meeting with Prime Minister Nguyen

Tan Dung this month, executives of state conglomerates asked for help, raising concerns that the big companies are looking to use the economic crisis to tighten their grip on Vietnam’s economy.

Vietnam Shipping Lines Group, for instance, told the premier it needed more capital and asked the government to extend the deadline for overdue payments to its main supplier, state-run Vietnam Shipbuilding Industry Group. The state-run railway network also asked for more time to repay debts, while Vietnam Steel Group asked for more cash and for a free hand in setting steel prices, despite a slump in demand. “We propose the government

provides us with more capital to build larger plants,” steel executive Dau Hung told the meeting, according to local media reports.

Some local economists have reacted to the conglomerates’ demands with hostility rarely seen in tightly controlled Vietnam.

“They are the flaw in our economy,” said Nguyen

Quang A, president of the Institute of Development

Studies, a Hanoi-based economic think tank. “The

government should realize that these conglomerates

make Vietnam’s economy less efficient. By sitting down

and have a meeting with them, it shows that the government still puts them on a higher level.”

Vietnam’s state-run enterprises embarked on a massive spending and diversification spree in recent years as the country’s once-closed economy has boomed. The state-run Vietnam Oil and Gas Group, or PetroVietnam, began building a five-star hotel in Hanoi, while one of the largest steelmakers began brewing beer, as the groups sought to expand their influence in the economy before it opens up to more foreign competition following Vietnam’s joining the World Trade Organization in 2007.

Some state enterprises have opened their own banks to finance their expansion plans and have used the proceeds of government-backed bonds to entrench themselves in what are often monopolies.

But critics contend the government’s support for these conglomerates has stifled smaller, more efficient Vietnamese businesses, and have called on Mr. Dung to ease off the statesector

acceleration.

The prime minister is taking steps to help smaller businesses — which produce much of Vietnam’s textiles, its largest manufactured export — weather the economic downturn. He set out plans to reduce corporate tax by 30% for these smaller businesses in the last quarter of 2008 and for the whole of 2009, in a government resolution released earlier this month.

The government also said it would cut some import tariffs and allow some companies to defer tax payments for the first nine months of 2009, in addition to refunding this year’s value-added tax on all materials used for making exported goods.

Hanoi has taken other steps to help exporters by cutting interest rates five times since October and allowing the Vietnamese currency, the dong, to steadily depreciate against the dollar to make Vietnam-made goods more competitive on the international market. The official exchange rate slipped to a record low on Friday to 17,495 dong to the U.S. dollar and has fallen 9% against the currency so far this year.

Central-bank officials have said previously they intend to allow the dong to de
preciate gradually to help export-dependent Vietnam survive the global downturn and avoid job losses. Futures contracts on the currency indicate the dong is expected to fall to around

19,000 to 20,000 to the dollar by this time next year.

If Mr. Dung manages to resist the overtures from the large state enterprises looking for a bigger slice of the stimulus program, economists say Vietnam could emerge from the global slowdown in a healthier state. But the premier faces resistance within the

Communist Party hierarchy, where some conservative officials see a large role for state conglomerates as a means of maintaining party control over Vietnam’s economy. The state enterprises are major employers and large-scale lay offs could crimp the spending

power of Vietnam’s fledgling consumer economy.

“There is still a very real risk that the government, in times of crisis, will revert back to relying on state mechanisms,” said one Vietnamese economist working at government policy-advisory panel.

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.